Dấu hiệu bị tụ dịch sau nâng mũi và cách khắc phục hiệu quả

Dấu hiệu bị tụ dịch sau nâng mũi

Tình trạng tụ dịch sau nâng mũi là một trong những biến chứng nhỏ thường gặp trong phẫu thuật nâng. Mặc dù không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe nhưng tình trạng này cần được xử lý kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm hơn. Cùng bác sĩ Đức Trọng tìm hiểu dấu hiệu bị tụ dịch sau nâng mũi và cách khắc phục hiệu quả dưới đây.

Dấu hiệu bị tụ dịch sau nâng mũi và cách khắc phục hiệu quả Dấu hiệu bị tụ dịch sau nâng mũi và cách khắc phục hiệu quả

Tụ dịch mũi sau nâng là gì?

Theo Bác sĩ Đức Trọng: Tụ dịch sau nâng mũi là một trong những biến chứng nhỏ thường gặp sau nâng mũi bởi mạch máu bị vỡ và chảy tràn vào trong khoang mũi và các tổ chức mô xung quanh khiến mũi bị tụ dịch và dẫn đến bầm tím. 

Mặc dù đây không phải là biến chứng quá phức tạp nhưng cũng khiến chị em vô cùng lo lắng sau thẩm mỹ, nó không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của bạn nhưng tình trạng này chúng ta cần phải xử lý kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm

Đặc biệt, tình trạng này kéo dài quá lâu có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm khác như: Tạo thành các áp xe hoặc sẹo sụn không liền được

Những dấu hiệu biểu hiện bị tụ dịch sau nâng mũi

Một số dấu hiệu bị tụ dịch sau nâng mũi thường gặp có thể kể đến như:

Dấu hiệu mũi sưng to, bầm tím

Các tác động của dao kéo trong quá trình phẫu thuật, cũng như trong quá trình may vết mổ sẽ khiến cho khu vực mũi dễ bị sưng viêm. Trong quá trình khâu vết mổ các bác sĩ tiến hành cầm máu, trong trường hợp máu vẫn chảy ra lượng dịch quá nhiều, máu không được cầm kỹ thì lượng máu đó sẽ tồn động ngay trong khoang mũi vị trí bác sĩ rạch sẽ dẫn đến tình trạng bầm tím kèm theo máu vẫn chảy rỉ ra ở mép vết mổ.

Nếu cầm máu tốt lượng máu rỉ ra ít thì thường từ 24 đến 48 tiếng sẽ hết, còn sau 24 đến 48 tiếng máu không chảy ra ngoài được nó tụ dịch ở bên trong thì mức độ sưng càng nhiều. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra tình trạng mũi bị bầm tím, kém thẩm mỹ, vết thương lâu lành và để lại sẹo lồi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. 

Dấu hiệu có nhiều cơn đau tăng dần theo từng cấp độ

Do tình trạng mạch máu bị tổn thương nhiều dẫn đến chảy nhiều máu gây ra tình trạng căng tức toàn bộ vùng mũi nhất là ở những ngày thứ 3 và thứ 4 sau khi nâng mũi, đến ngày thứ 6 thứ 7 trước khi tháo nẹp mũi mà tình trạng mũi càng ngày càng đau và tức thì đây cũng là dấu hiệu có nguy cơ bị tụ dịch.

Tình trạng tụ dịch ở mũi sẽ khiến cho sụn mũi bị lệch đi so với vị trí ban đầu. Khi sụn mũi bị lệch sẽ kèm theo các cơn đau nhức khó chịu. 

Khi nâng mũi sau 3 hoặc 4 ngày tình trạng đau kéo dài thêm, hiện tượng tức ở đầu mũi càng tăng thêm thì vùng khoang bên trong mũi đang có hiện tượng bị tụ dịch. Đặc biệt là những trường hợp khách hàng chưa tháo nẹp hoặc cắt chỉ tình trạng đau nhức có thể diễn ra nặng hơn. Khi gặp trường hợp này các bạn phải báo lại cho bác sĩ đã nâng mũi cho mình để có phương án xử lý ngay nhé tránh để lâu dễ gây đến những biến chứng như tụ sụn hoặc viêm, thủng đầu mũi.

Dấu hiệu nhiều dịch vàng chảy ra từ mũi

Một dấu hiệu bị tụ dịch sau nâng mũi thường gặp đó là mũi bị sưng tấy, bầm tím và chảy nhiều dịch vàng. Hiện tượng này xảy ra do quá trình dao kéo xâm lấn bên trong khoang mũi diễn ra quá lâu.

Dấu hiệu bị tụ dịch sau nâng mũi và cách khắc phục hiệu quả Dấu hiệu bị tụ dịch sau nâng mũi và cách khắc phục hiệu quả

Dấu hiệu xuất hiện mùi hôi khó chịu trong mũi

Quá trình thực hiện phẫu thuật ít nhiều gây ra các tổn thương bên trong khoang mũi và có dịch chảy ra, mũi bị sưng, phù nề. Tình trạng hôi này sẽ nhanh chóng hết sau vài ngày. Tuy nhiên, có những trường hợp dịch chảy ra nhiều hơn và mùi hôi không thuyên giảm mặc dù đã chăm sóc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ thì đây là trường hợp tụ dịch bên trong và có hiện tượng áp xe hóa thì cần đến gặp ngay các bác sĩ nâng mũi cho mình để kiểm tra và có hướng xử lý phù hợp.

Nguyên nhân gây tụ dịch sau nâng mũi?

Dấu hiệu bị tụ dịch sau nâng mũi không phải tình trạng quá hiếm gặp cứ khoảng 100 khách hàng sẽ có khoảng 6 hoặc 7 người bị tình trạng như vậy. Có những trường hợp tình trạng ứ dịch sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau 2 -3 ngày. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp tình trạng tụ dịch ở mũi kéo dài trong 5 – 7 ngày thì chúng ta cần đến gặp các bác sĩ để có phương án xử lý ngay. 

Hiện tượng tụ dịch gây ra không ít sự bất tiện trong cuộc sống. Tìm hiểu một số nguyên nhân gây tụ dịch mũi dưới đây để tìm được giải pháp khắc phục hiệu quả.

Do yếu tố cơ địa

Bản chất của quá trình tụ dịch sau khi nâng mũi là cơ chế tự bảo vệ bên trong cơ thể xảy ra khi có tổn thương. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà quá trình này có thể diễn ra nhanh, chậm khác nhau. Nếu cơ thể của các bạn quá mẫn cảm hoặc bị dị ứng vật liệu nâng mũi thì nó làm tăng sinh lượng dịch chảy và cơ thể không hấp thụ được đây là những trường hợp hay gặp. 

Đặc biệt, đối với những bạn hay dùng thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc chuyên điều trị khác, cơ chế bảo vệ hoạt động yếu sẽ khiến cho công đoạn hồi phục diễn ra lâu hơn so với những người bình thường.

Dấu hiệu bị tụ dịch sau nâng mũi và cách khắc phục hiệu quả Dấu hiệu bị tụ dịch sau nâng mũi và cách khắc phục hiệu quả

Kỹ thuật sửa mũi lạc hậu

Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật chỉnh hình mũi khác nhau, những công nghệ mới sẽ có những cải thiện đáng kể, hạn chế xâm lấn và gây ra các tổn thương nhiều cho cơ thể. Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều người vẫn lựa chọn những kỹ thuật nâng mũi lạc hậu, xâm lấn sâu khiến mũi bị tổn thương nhiều, dẫn đến tụ dịch kéo dài.

Thêm một yếu tố là kỹ thuật nâng mũi của bác sĩ. Thao tác thực hiện trong quá trình nâng mũi ảnh hưởng trực tiếp đến các triệu chứng ở mũi sau khi nâng và quyết định kết quả thẩm mỹ sau cùng. Quá trình thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề giỏi, có thể kiểm soát tốt các thao tác thì có thể hạn chế tối đa các tổn thương không đáng có, hạn chế xuất hiện các dấu hiệu bị tụ dịch sau nâng mũi.

Ngược lại, khi nâng mũi bởi những bác sĩ có tay nghề non kém, thao tác không chính xác sẽ khiến cho mũi bị chảy máu nhiều, tổn hại các mô mềm. Sau đó sẽ dẫn đến quá trình lành thương sau nâng mũi kéo dài hơn, dịch lỏng không thuyên giảm và tiềm ẩn nhiều rủi ro khác.

Dấu hiệu bị tụ dịch sau nâng mũi và cách khắc phục hiệu quả Dấu hiệu bị tụ dịch sau nâng mũi và cách khắc phục hiệu quả

Chế độ chăm sóc tại nhà chưa khoa học

Chế độ chăm sóc mũi sau nâng tại nhà đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định đến tốc độ phục hồi và kết quả thẩm mỹ sau cùng.

Xuất hiện dấu hiệu bị tụ dịch sau nâng mũi có thể là do các bạn vệ sinh vết mổ chưa tốt hoặc là do có chế độ dinh dưỡng không đủ chất, quá trình vệ sinh khử khuẩn sau nâng mũi không đúng cách. Chính những điều này khiến cho tổn thương mũi dần tiến triển theo chiều hướng xấu.

Nâng mũi bị tụ dịch có sao không?

Thông thường, dấu hiệu bị tụ dịch sau nâng mũi là triệu chứng bình thường xảy ra sau khi trải qua quá trình thực hiện dao kéo ở khu vực mũi. Quá trình thực hiện phẫu thuật phải tiến hành bóc tách, chỉnh sửa cấu trúc mũi… Để thúc đẩy tiến trình kháng viêm, cơ thể sẽ tiết ra chất dịch lỏng để tái tạo khởi động lại cơ thể.

Dấu hiệu bị tụ dịch sau nâng mũi và cách khắc phục hiệu quả Dấu hiệu bị tụ dịch sau nâng mũi và cách khắc phục hiệu quả

Loại chất dịch lỏng này sẽ dần phát triển thành túi lớn sau thời gian và có màu vàng hoặc màu trắng. 

Khi các bạn bị tình trạng tụ dịch sau nâng mũi nếu chăm sóc và xử lý đúng cách, tình trạng này sẽ giảm dần trong 2 hoặc 3 ngày đầu sau nâng mũi. Với những trường hợp các bạn bị tụ dịch nhiều các bác sĩ sẽ xử lý bằng phương pháp: Chọc hút dịch ra hoặc nặn dịch. Với những trường hợp bị tụ dịch ít các bạn có thể dùng thuốc uống thì tình trạng này cũng sẽ hết. 

Tuy nhiên, có những trường hợp chủ quan không tìm cách xử lý ngay, tình trạng ứ dịch ngày càng diễn biến nặng hơn.

Các cục sưng u chứa mủ, tế bào máu dần nhiều hơn, chảy ra bên ngoài có mùi hôi khó chịu trong nhiều ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì rất có thể những trường hợp này đã bị viêm nặng. Không được xử lý kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như: lộ sóng mũi, thủng mũi, viêm nhiễm…

Nâng mũi bao lâu thì hết dịch?

Dấu hiệu bị tụ dịch sau nâng mũi là hoàn toàn bình thường và trung bình là trong 2 ngày hoặc 3 ngày đầu sau khi nâng mũi có thể có dịch và chảy máu ở chỗ vết mổ. sau 4 ngày thì quá trình tụ dịch sẽ giảm dần và thường thì từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 nó sẽ hết tụ dịch.

Đối với những trường hợp có chế độ chăm sóc khoa học và thường xuyên hút dịch sau nâng mũi thì quá trình hết rỉ dịch mũi có thể được rút ngắn hơn.

Tuy nhiên, có một số ít trường hợp dịch mũi kéo dài quá lâu, trên 7 ngày kèm theo các dấu hiệu lạ thì bạn không nên chủ quan mà cần được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa tại địa chỉ thẩm mỹ uy tín để khắc phục nhanh chóng, an toàn càng sớm càng tốt.

Cách nhanh hết dịch sau nâng mũi khoa học nhất

Tùy thuộc vào tình trạng bị tụ dịch cũng như nguyên nhân gây ứ dịch ở mũi sau nâng mà sẽ có những giải pháp cải thiện tương ứng phù hợp nhất. Thông thường, để khắc phục các dấu hiệu bị tụ dịch sau nâng mũi, chị em có thể tham khảo một số giải pháp dưới đây:

Dấu hiệu bị tụ dịch sau nâng mũi và cách khắc phục hiệu quả Dấu hiệu bị tụ dịch sau nâng mũi và cách khắc phục hiệu quả

Giữ vệ sinh mũi sạch sẽ, khô thoáng

Các bạn phải thực hiện tuần thủ đầy đủ cách vệ sinh theo đúng hướng dẫn của các bác sĩ trong vòng hai ngày đầu tiên sau nâng mũi: Hai ngày đầu dịch máu và dịch mũi vẫn chảy ra theo vết mổ thì các bạn dùng tăm bông hoặc gạc để thấm chất dịch đi. Sau 2 ngày thì dịch chảy ra sẽ hết dần, nếu trường hợp dịch chảy ra vẫn nhiều thì các bạn phải đến thăm khám lại chỗ bác sĩ ngay.

Yếu tố làm tăng nặng nguy cơ viêm nhiễm ở khoang mũi đó là vệ sinh. Giữ vệ sinh cho khoang mũi luôn sạch sẽ, khô thoáng là giải pháp giúp phòng ngừa tình trạng ứ dịch ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời, còn giúp tình trạng ứ dịch mũi nhanh chóng thuyên giảm và hết hoàn toàn.

Sử dụng thuốc và uống thuốc theo đơn của bác sĩ

Đối với những trường hợp bị sưng nề, đau đớn nhiều, quá ngưỡng chịu đựng sau nâng mũi sẽ được bác sĩ kê thuốc giảm đau, chống viêm chống sưng và kháng sinh dự phòng để cải thiện các triệu chứng. 

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần đảm bảo thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Trong hai ngày đầu tuyệt đối các bạn không được dùng những loại thuốc tan bầm hoặc thuốc chống đông vì các loại thuốc này làm tình trạng chảy dịch nhiều hơn. Tuyệt đối không được dùng theo kinh nghiệm của những người đã làm trước vì mỗi người cơ địa khác nhau và đơn thuốc bác sĩ kê sẽ phù hợp với phương pháp nâng mũi, kỹ thuật và cơ địa của từng người. 

Không tác động, chạm tay vào mũi

Bên cạnh việc tuân thủ theo chỉ dẫn dùng thuốc của bác sĩ, chị em cũng cần hạn chế mọi tác động đến mũi. Bởi đặc trưng khu vực mũi sau nâng rất yếu, đặc biệt đang trong quá trình chảy dịch, nếu phải chịu thêm các áp lực mạnh trực tiếp hoặc gián tiếp cũng sẽ đều tăng thêm áp lực gây vỡ túi dịch, tăng khả năng viêm nhiễm, lệch vẹo sống mũi.

Theo đó, một số tác động bạn cần tuyệt đối kiêng khem trong thời gian này như:

  • Không vận động thể thao hoặc các bài tập cần dùng nhiều sức lực.
  • Không cúi thấp đầu, nằm sấp ngủ, kê gối sai cách.
  • Không dùng tay nắn, bóp mũi hoặc chà vào các khu vực da đang bị sưng, bầm.
  • Không nên đến các khu vực đông người trong thời gian đầu sau nâng mũi.

Uống thêm nhiều nước lọc cho cơ thể

Bổ sung nhiều nước sau nâng mũi là một trong những cách làm tan vết bầm và xoa dịu dịch bị tụ hiệu quả. Nước vốn đóng vai trò rất cần thiết trong việc thanh lọc cơ thể, tuần hoàn máu và đẩy nhanh tốc độ phục hồi vết thương của cơ thể. Chính vì vậy, để nhanh hết dịch tụ ở mũi, bạn nên uống nhiều hơn 2 lít nước mỗi ngày sau khi nâng mũi.

Dấu hiệu bị tụ dịch sau nâng mũi và cách khắc phục hiệu quả Dấu hiệu bị tụ dịch sau nâng mũi và cách khắc phục hiệu quả

Ngoài ra, bạn cũng có thể tăng cường thêm các loại vitamin, khoáng chất trong nước ép rau củ, trái cây để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Nhờ vậy mà cơ thể sẽ khỏe mạnh hơn, xóa tan những khối dịch ứ đọng triệt để. Tuy nhiên, thời gian này bạn tuyệt đối tránh xa nước dừa và nước rau má để tránh gây xuất huyết dưới da, gây tụ máu bầm và đọng dịch nhiều hơn.

Tiến hành hút dịch mũi

Những trường hợp sau nâng mũi mặc dù đã áp dụng chế độ chăm sóc, ăn uống và vệ sinh đúng như chỉ dẫn nhưng những dấu hiệu bị tụ dịch sau nâng mũi vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm nên đến ngay địa chỉ uy tín để được bác sĩ thăm khám. Đối với những trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định hút dịch mũi. Giải pháp này giúp bạn xử lý ổ dịch, ổ viêm hoàn toàn trên mũi mà không lo sợ xảy ra các biến chứng nguy hiểm nào khác.

Hút dịch sau nâng mũi sẽ giúp hạn chế tối đa các biến chứng có thể gây ra do dịch bị ứ đọng lại lâu ngày, tránh làm khoang mũi bị viêm nhiễm và tụ thành ổ dịch. Đồng thời, việc hút dịch mũi còn giúp giảm sưng đau, phù nề và rút ngắn thời gian hồi phục hiệu quả.

Quá trình hút dịch mũi, bác sĩ sẽ sử dụng đầu hút chuyên dụng đưa trực tiếp vào khoang mũi để hút dịch mũi màu vàng, máu bầm ra bên ngoài. Sau khi dịch mũi được đào thải ra bên ngoài, khách hàng sẽ được sát khuẩn, vệ sinh sạch sẽ khoang mũi. Hút dịch mũi khá nhanh chóng mà lại giúp loại bỏ ổ dịch, giúp vết thương ở mũi hồi phục nhanh chóng hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *