Nâng mũi đầu mũi bị đỏ: Nguyên nhân và Giải pháp

nâng mũi bị đỏ đầu mũi: nguyên nhân và giải pháp

Nâng mũi đầu mũi bị đỏ thì đó có thể là một trong những tình trạng các bạn sẽ gặp phải sau khi nâng mũi, đó có thể là một phản ứng tự nhiên sau phẫu thuật, nhưng cũng có thể là một dạng biến chứng dẫn đến tình trạng nâng mũi thất bại. Qua bài viết dưới đây, bác sĩ Đức Trọng sẽ phân tích những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này cũng như giải pháp cho những chị em đang gặp phải.

1. NGUYÊN NHÂN NÂNG MŨI BỊ ĐỎ ĐẦU MŨI

Do chưa hồi phục

Có một số trường hợp khách hàng dù đã thực hiện kỹ thuật nâng mũi hiện đại nhất như nâng mũi bọc sụn, nhưng vẫn gặp phải tình trạng đầu mũi bị bóng đỏ. Điều này làm cho phái đẹp lo lắng về chiếc mũi của mình. Trong suốt quá trình thực hiện nâng mũi bọc sụn, nâng mũi cấu trúc – Sụn nhân tạo các bác sĩ sẽ can thiệp vào vùng dưới da vùng mũi cũng như trên khoang xương vùng mũi để nâng cao sống mũi.

Việc can thiệp vào vùng da dưới mũi hoặc khoang xương vùng mũi và việc đưa một chất liệu sụn mới vào bên trong khoang mũi chắc chắn sẽ làm cho cơ thể chưa thể kịp thích ứng. Chính vì vậy gây ra tình trạng nâng mũi bị đỏ đầu mũi. Đây hoàn toàn là tình trạng phản ứng khá là bình thường của cơ thể.

Vì vậy bạn cũng không phải lo lắng. Bình thường tình trạng viêm bóng đỏ đầu mũi này thường dẫn ra trong vòng 2 hoặc 3 ngày đầu sau nâng mũi, cũng có một số trường hợp sẽ bị đến ngày thứ 5, thứ 6 sau nâng mũi. Tình trạng bị viêm bóng đỏ trong những ngày đầu nâng mũi ai cũng gặp phải khi đi nâng mũi. 

nâng mũi bị đỏ đầu mũi: nguyên nhân và giải pháp

Do biến chứng

Mũi bị đỏ kéo dài, kết hợp với tình trạng chảy dịch liên tục thì đó có thể là do các biến chứng không mong muốn.

Khi các bạn tình trạng viêm bóng đỏ kéo dài sau 5, 6 ngày đầu nâng mũi, kèm theo tình trạng sưng tấy nhiều và chảy nhiều dịch hoặc chảy máu kèm theo thì đó là tình trạng bị tụ dịch hoặc tụ máu, đây là một trong các biến chứng sau nâng mũi. Khi gặp tình trạng như thế này các bạn nên lưu ý và nên đến thăm khám lại chỗ bác sĩ làm cho bạn để các bác sĩ đánh giá tình trạng của bạn nhé.

nâng mũi bị đỏ đầu mũi: nguyên nhân và giải pháp

Do nhiễm trùng

Với các trường hợp bị bóng đỏ toàn bộ sống mũi, đầu mũi kèm theo tình trạng sưng nhiều, sốt kèm theo và có hiện tượng chẩy dịch thì đó nguyên nhân có thể là do nhiễm trùng.

Nhiễm trùng là một dạng biến chứng cấp độ nặng, do các vi khuẩn xâm nhập vào vết da hở. Lúc này, các tế bào tiểu cầu và bạch cầu đã không còn đủ sức để chống lại, làm cho mạch máu bị sưng và vỡ ra.

Mức độ nhiễm trùng khác nhau và tùy từng mức độ:

  • Trường hợp bị hở sụn rất nhiều, kèm theo chảy dịch mủ rất nhiều thì đây đang báo hiệu chiếc mũi chúng ta nâng bị hở sụn, và bị viêm nhiễm ngay sau khi làm
  • Với những trường hợp mũi đã nâng được từ vài tháng đến 1 năm tự nhiên bị tình trạng Viêm bóng đỏ, sưng tấy và đỏ rực hết sống mũi, kèm theo căng bóng đầu mũi, kết hợp bị chảy dịch hoặc đau buốt đầu, sống mũi kèm theo thì đây cũng có thể do nhiễm trùng.

Nguyên nhân lớn nhất gây lên tình trạng nhiễm trùng là trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sử dụng thiết bị hoặc dụng cụ không được tiêu trùng sạch sẽ. Đây chính là điều kiện thuận lợi nhất cho các tác nhân gây hại có cơ hội tấn công vào bên trong.

Bên cạnh đó, vùng mũi sau khi độn cũng dễ bị viêm nhiễm trong giai đoạn vừa mới nâng. Bởi đây là khoảng thời gian khá nhạy cảm, nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng và vệ sinh cẩn thận thì hậu quả rất khó lường.

2. GIẢI PHÁP XỬ LÝ TRƯỜNG HỢP ĐẦU MŨI BỊ SƯNG ĐỎ

Tùy thuộc vào mức độ bóng đỏ chóp mũi và độ nghiêm trọng của tình trạng, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp xử lý khác nhau. 

Với trường hợp đầu mũi bị đỏ ít

Với những trường hợp mũi đỏ do chưa phục hồi kéo dài trong 2, 3 ngày đầu hoặc có những trường hợp kéo dài đến 5, 6 ngày sau khi nâng mũi, thì đó chỉ là những phản ứng bình thường của cơ thể khi bác sĩ can thiệp và tác động vào da, khoang mũi.

Với trường hợp này các bạn chỉ cần vệ sinh mũi sạch sẽ theo chỉ dẫn của bác sĩ (2 lần/ngày). Uống thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ. Chế độ ăn uống cần loại bỏ các thực phẩm như trứng, rau muống… Trong 1 đến 3 tuần đầu tiên không được sử dụng mỹ phẩm và dầu nóng bôi lên mũi. nâng mũi bị đỏ đầu mũi: nguyên nhân và giải pháp

Với trường hợp đầu mũi bị đỏ nhiều

 Với những trường hợp sau khi nâng mũi được 1 –  2 tháng mà đầu mũi vẫn bị đỏ và kèm theo chảy dịch thì chiếc mũi của bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng hay nguy cơ bị hở sụn. Các bạn cần đến thăm khám các bác sĩ ngay để các bác sĩ kiểm tra, đánh giá và có thể tháo sụn ra để phẫu thuật lại hoặc cắt bỏ những phần mô bị tổn thương đi bằng phương pháp khác. 

nâng mũi bị đỏ đầu mũi: nguyên nhân và giải pháp

Ngoài ra, dựa vào nguyên nhân gây bóng đỏ đầu mũi, bác sĩ Đức Trọng sẽ sẽ đưa ra cách xử lý tương ứng, giúp tiết kiệm chi phí cho khách hàng: 

  • Với trường mũi bị đỏ do sống mũi quá cao, không bị chảy dịch, không có viêm nhiễm gì các bác sĩ sẽ tháo sụn cũ ra và đặt lại cho bạn 1 sụn mới phù hợp với dáng mũi của mình thì lúc đó sẽ giảm tình trạng bóng đỏ.
  • Với trường hợp bị bóng đỏ đầu mũi do da đầu mũi quá mỏng thì các bác sĩ kết hợp ngoài hạ độ cao sống mũi bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn sử dụng những phương pháp nâng mũi khác để làm sao cho độ căng của da ở đầu mũi giảm và kèm theo tránh bị lộ sống mũi cũng như bị thủng đầu mũi.
  • Với những trường hợp sụn mũi quá ngắn, bị hếch sau khi nâng bằng phương pháp nâng mũi thông thường mà đầu mũi bị đỏ thì bác sĩ sử dụng phương pháp nâng mũi cấu trúc dựng trụ để dựng lại đầu mũi cho bạn bằng sụn tự thân và sụn nhân tạo để giải quyết vấn đề đầu mũi căng và bị bóng đỏ. 

3. LƯU Ý ĐỂ NÂNG MŨI KHÔNG BỊ ĐỎ ĐẦU MŨI

Để tránh gặp biến trứng bóng đỏ đầu mũi sau nâng, Bác sĩ  Đức Trọng khuyên các bạn khi đi nâng mũi thì các bạn:

Phải được thăm khám trực tiếp từ các bác sĩ và phương pháp thực hiện nâng mũi. 

  • Da của các bạn có phù hợp với phương pháp nâng mũi đó không.
  • Kết hợp nguyện vọng của bạn cùng da đầu mũi của mình đưa ra phương pháo xử lý phù hợp để đạt được nguyện vọng của các bạn cũng như tránh được tình trạng bóng đỏ đầu mũi.  

nâng mũi bị đỏ đầu mũi: nguyên nhân và giải pháp

Khi thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ thì các bạn nên thực hiện ở những cơ sở y tế cũng như các thẩm mỹ viện uy tín được nhà nước cấp phép:

Quá trình nâng mũi đảm bảo các quy trình chuyên môn tránh tình trạng viêm nhiễm. Một đơn vị thẩm mỹ nâng mũi uy tín cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chí: 

  • Bác sĩ chuyên sâu về dịch vụ nâng mũi, đã từng thực hiện thành công nhiều ca thẩm mỹ từ cơ bản đến phức tạp. 
  • Quy trình phẫu thuật thẩm mỹ chuyên nghiệp, an toàn, từ khâu đón tiếp, thăm khám, phẫu thuật đến chăm sóc hậu phẫu. 
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế vô khuẩn, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn của Bộ Y tế
  • Công nghệ thẩm mỹ hiện đại, chất lượng, vật liệu sử dụng trong thẩm mỹ cao cấp, an toàn, có nguồn gốc rõ ràng. 

Cần được tư vấn và hiểu thật kỹ về phương pháp nâng mũi

Cấc bạn cần được tư vấn và hiểu thật kỹ về phương pháp nâng mũi cho mình mà bác sĩ lựa chọn lúc đó chúng ta mới biết phương pháp nâng mũi của mình có an toàn hay không lúc đó sẽ giảm được tỷ lệ nguy cơ bị bóng đỏ đầu mũi do chúng ta làm sai chỉ định hoặc được tư vấn phương pháp không phù hợp với da đầu mũi của mình.  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *